Sunday, May 14, 2017

Những đôi mắt bí ẩn chưa tìm ra lời giải đáp

Có những người có đôi mắt rất khác thường, có thể là trắng xóa không có con ngươi hay đen sì không có lòng trắng. Đó là những đôi mắt có những khả năng siêu thường như nhìn xuyên cơ thể và đồ vật. Có người gọi đó là “mắt thần”, có người lại cho rằng đó là mắt quỷ. Tất cả đều là những hiện tượng thách thức các nhà khoa học.


Khi ánh sáng chiếu vào một vật, nó có thể bị vật phản xạ, hấp thụ, hoặc cho đi qua. Chiếu một chùm ánh sáng trắng vào một vật:– Nếu vật phản xạ tất cả ánh sáng có bước sóng khác nhau chiếu vào nó, thì theo hướng phản xạ ta sẽ nhìn thấy vật có màu trắng.Nếu vật hấp thụ tất cả các ánh sáng có bước sóng khác nhau chiếu tới, thì theo hướng phản xạ hoặc truyền qua ta nhìn thấy nó có màu đen.– Nếu vật hấp thụ đa số bức xạ chính trong quang phổ của ánh sáng trắng, nó sẽ có màu xám.Phần lớn các vật thể có màu sắc là do vật có cấu tạo từ những vật liệu xác định và vật hấp thụ một số bước sóng ánh sáng và phản xạ, tán xạ những bước sóng khác. Màu sắc các vật còn phụ thuộc vào màu sách của ánh sáng rọi vào nó và khi nói một vật có màu này nọ, là ta đã giả định nó được chiếu bằng chùm ánh sáng trắng

Tuy nhiên, ánh sáng mà chúng ta cảm nhận được chỉ nằm trong các bước sóng từ 280-720nm. Các photon có bước sóng dài hơn như sóng hồng ngoại, radio và ngắn hơn như tia X, tia cực tím nằm ngoài phổ này. Vì vậy, đó là lý do tại sao chúng ta không thể nhìn thấy chúng.

có những trường hợp cá biệt, người ta có thể nhìn thấy những photon bước sóng dài hơn và cả những bước sóng ngắn hơn phổ ánh sáng nằm trong vùng nhìn thấy của chúng ta. Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời thích đáng cho các trường hợp đặc biệt này.

Từ “mắt thần”


Natasha Demkina sinh năm 1987, ở thành phố Saransk, Nga là một cô gái nổi tiếng với đôi “mắt thần” vì có thể nhìn xuyên thấu cơ thể và phát hiện ra bệnh tật. Từ khi sinh ra, Demkina cũng có đôi mắt như người bình thường, nhưng mọi chuyện thay đổi sau khi cô trải qua ca phẫu thuật ruột thừa năm lên 10 tuổi.

Vài ngày sau khi trải qua ca phẫu thuật , Demkina giật mình phát hiện và nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi, bụng mẹ có hạt đậu và cái vòi xếp nếp kìa. Cả cái quả gì đo đỏ đang cử động nữa”.


Thấy con gái nói năng kỳ lạ, mẹ Demkina vô cùng hoảng sợ và nhanh chóng đưa con đến bệnh viện kiểm tra. Khi vừa đến bệnh viện, cô bé cũng khiến bác sĩ giật mình khi miêu tả các bộ phận trong cơ thể ông. Tuy nhiên, do không biết tên chính xác từng bộ phận nên em đã mô tả thận là hạt đậu, ruột là chiếc vòi xếp nếp…


Qua nhiều cuộc kiểm tra, các bác sĩ kinh ngạc phát hiện đôi mắt của Demkina có khả năng “chụp cắt lớp” cơ thể con người vô cùng chính xác, thậm chí có phần vượt trội hơn những thiết bị y tế hiện đại.


Năm 2005, Demkina được mời sang Nhật Bản. Giáo sư Yoshio Machi của Đại học Tokyo, một chuyên gia nghiên cứu nổi tiếng về các khả năng kỳ lạ của con người, đã hết sức bất ngờ về cô gái có “đôi mắt X-quang”.


Trong các cuộc nghiên cứu của Giáo sư Yoshi, cô thậm chí có thể nói chính xác bệnh tật của từng người ngay cả khi không nhìn thấy đối phương mà chỉ cần nhìn vào một tấm ảnh của người được hỏi. Hiện tại, cô đang làm việc cho Trung tâm Chẩn đoán đặc biệt ở Thủ đô Moscow để giúp đỡ các bác sĩ ở đây chẩn đoán bệnh.




Heise cũng có khả năng nhìn xuyên thấu cơ thể, phát hiện bệnh tật.


Demkina không phải là trường hợp duy nhất, cô Heise (19 tuổi) ở California (Mỹ) cũng có khả năng siêu phàm tương tự. Heise có đôi mắt đặc biệt ngay từ khi mới sinh ra. Cô có thể nhìn xuyên thấu cơ thể người và thấy được những màu sắc, vầng sáng tỏa ra xung quanh.


Khi trưởng thành, Heise bắt đầu phát hiện ra ý nghĩa của những màu sắc phát ra xung quanh cơ thể mọi người có liên quan đến tình trạng sức khỏe của họ. Cụ thể, những ánh sáng màu xanh hoặc bạch kim là dấu hiệu cho thấy cơ thể họ hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu người nào phát ra ánh sáng màu nâu hay màu ghi nhạt là họ đang mắc phải một căn bệnh nào đó.


Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế cũng bất lực trước hiện tượng mang tên Heise. Trong khi khoa học hiện đại chưa thể giải thích được khả năng “siêu phàm” này, một số người đưa ra giả thuyết rằng, Heise có một “giác quan đặc biệt”. Thông thường, những người có giác quan đặc biệt sẽ cảm nhận được những điều kỳ diệu sau khi gặp phải những kích thích từ bên ngoài như khi ngửi hay nếm mùi vị, hoặc nghe thấy một điệu nhạc… Từ đó, họ sẽ có cảm giác như mình đang nhìn thấy một màu sắc phát ra từ cơ thể người nào đó.

Đến “mắt ma” Trong khi Demkina và Heise nổi tiếng với những đôi mắt thần, thì Laura Castro sống ở Miami, bang Florida, Mỹ lại là cô gái có đôi mắt “ma quái” khiến bác sĩ chuyên khoa không thể tìm ra lời giải thích thỏa đáng. Castro khiến mọi người hết sức kinh ngạc vì mắt của cô chỉ có lòng trắng và không thấy con ngươi.


Không chỉ vậy, đôi mắt “ma” của Castro còn có khả năng nhìn xuyên qua đá và kim loại.Từ khi mới sinh ra, Castro cũng có đôi mắt bình thường giống như những bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên, từ năm lên 10, mắt của Castro có sự thay đổi kỳ lạ từ bình thường chuyển sang nâu vàng rồi dần dần thành màu trắng hoàn toàn.




Laura Castro với đôi mắt trắng xóa, không có con ngươi.

Castro còn có thể nhìn rõ mọi thứ cả ngày lẫn đêm. Mắt của con bé ngày càng trắng hơn và khả năng nhìn xuyên đồ vật mạnh hơn trước”.Các chuyên gia về mắt tại Mỹ cũng đã tiến hành các cuộc kiểm tra về khả năng nhìn xuyên thấu kỳ lạ của Castro. Họ rất ngạc nhiên khi Castro có thể nhìn xuyên qua cả khối bê tông dày hơn 10cm. Cô bé cũng nhìn thấy rõ mọi vật trong két sắt hay những thứ ẩn sâu trong những bức tường làm bằng đá dày hoặc gỗ,…Thấy màu mắt của con gái có sự thay đổi khác thường, bố mẹ Castro đã đưa cô bé đến bệnh viện kiểm tra. Nhưng các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân về sự thay đổi màu sắc kỳ lạ này.

Mẹ của Castro, bà Anabel chia sẻ: “Các bác sỹ nói với chúng tôi rằng, kể từ khi vào nghề đến nay họ chưa từng gặp trường hợp nào kỳ lạ đến thế.

Mẹ của Castro cho hay, gia đình đã phát hiện ra khả năng nhìn xuyên thấu mọi vật của con gái mình lần đầu tiên vào một buổi sáng. Bà kể lại, lúc đó con gái bà rất sốc khi nhìn thấy rõ mọi bộ phận trong cơ thể sau khi thức dậy. Em nói với mẹ đang nhìn thấy rõ trái tim đang đập trong lồng ngực. Lúc đó, Castro vô cùng hoảng sợ. Sau vài tháng, cô bé đã dần thích ứng với khả năng đặc biệt của đôi mắt và không còn sợ hãi như trước.


Do có đôi mắt đặc biệt nên thời gian đầu, Castro bị bạn bè xa lánh, không chơi cùng. Bọn trẻ con rất sợ đôi mắt trắng xóa của cô bé, điều ấy khiến em vô cùng buồn bã. Tuy nhiên, nhờ sự động viên của gia đình, cô gái “mắt ma” hiện có rất nhiều bạn ở trường, trong nước cũng như trên thế giới.Cho đến nay, các nhà khoa học, chuyên gia mắt vẫn “đau đầu” đi tìm lời giải về sự thay đổi màu mắt cũng như khả năng nhìn xuyên đồ vật của Castro.

Theo kienthuc.net

Sunday, March 19, 2017

Ở hầu hết các loài, chung thủy chỉ là điều tưởng tượng

Thật thú vị là không phải chỉ có những người đàn ông ưa mạo hiểm thừa thãi hoocmon testosterone mới thích những cuộc phiêu lưu tình ái. Hành động này đã có từ rất lâu trong hàng chục nghìn loài sinh vật khác, xuất hiện ở cả con đực và con cái trên từng nhánh nhỏ của cây sự sống.
Sự lang chạ xảy ra rất phổ biến trong thiên nhiên. Bốn chữ “chung thủy đích thực” có lẽ chỉ là một điều có trong tưởng tượng. Ở động vật, con đực và con cái sống chung với nhau để nuôi nấng con non, cũng như chúng ta. Điều đó tạo nên sợi dây liên kết giữa cặp bố mẹ, hình thành khả năng chịu đựng đáng kinh ngạc và những tình cảm dành cho nhau. Để khẳng định lại mối quan hệ, các con vật thường dành hàng giờ bên nhau và thể hiện những hành động âu yếm. Đôi chuột đồng thì rúc vào nhau, những con vượn hát những bài tình ca, còn những con chim điên chân xanh lại nhảy những điệu vũ vụng về.
Tuy nhiên bằng phương pháp phân tích ADN, các nhà sinh học mới đây đã khám phá ra rằng quan hệ xã hội một bố một mẹ rất hiếm khi đi cùng với chung thủy trong sex và di truyền. Khi tiến hành xét nghiệm với các con non trong một lứa ở loài chim, chuột đồng, linh trưởng, cáo hay bất kì loài vật sống theo đôi nào, có khoảng 10 – 70% con non có ông bố “hàng xóm” chứ không phải ông bố đang chăm sóc chúng.
Giáo sư David P. Barash chuyên ngành tâm lý học thuộc đại học Washington tại Seattle đã có nhận xét khá tinh tế: Trẻ nhỏ có thời thơ ấu, còn người lớn có khi ngoại tình. Tiến sĩ Barash đã viết cuốn “Bí ẩn hôn nhân một vợ một chồng” cùng với vợ ông – bà Judith Eve Lipton - cũng là một chuyên gia tâm thần học. Tiến sĩ Barash có trích dẫn một cảnh trong bộ phim “Heartburn” trong đó nhân vật Nora Ephronesque phàn nàn với bố về tính lăng nhăng của chồng; ông bố đã trả lời đầy châm biếm: "Nếu con muốn được chung thủy thì lẽ ra con nên cưới một con thiên nga.” Nhưng hiện chúng ta đã biết cả những con thiên nga cũng không hề chung thủy. Thay vào đó, có lẽ Nora nên tìm đến loài giun dẹp Diplozoon paradoxum sống trong mang cá nước ngọt, “con đực và con cái sẽ tìm đến với nhau khi đến tuổi trường thành, cơ thể chúng sẽ dính vào với nhau và sống chung thủy như thế cho đến khi chết”. Tiến sĩ Barash cho biết: “Đó là loài vật duy nhất tôi được biết sống chung thủy 100% với bạn đời”. Nơi những trái tim thủy chung duy nhất bừng cháy lại thuộc về con cá vật chủ xấu số.
Các nhà khoa học thuộc đại học Adam Mickiewics và đại học Nam Bohemia đã mô tả trên tờ Animal Behaviour sự trao đổi ở loài chim bách thanh màu xám lớn. Những con chim giống ăn thịt đẹp mã với bộ áo choàng màu bạc, cái bụng trắng và đuôi đen, cũng giống như 90% các loài chim, đều kết đôi để sinh sản. Con chim đực mang đến cho bạn tình của nó những món “quà cưới”, đó có thể là những con vật loài gặm nhấm, thằn lằn, những con chim nhỏ hoặc những con côn trùng lớn được chúng xiên vào một cái que. Nhưng khi con đực muốn được thỏa mãn ngoài giờ, nó sẽ không ngần ngại mang đến cho cô bồ một món quà thậm chí còn to hơn món quà dành cho bạn đời của nó. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, món quà càng có giá trị, cơ hội con cái đồng ý thực hiện cuộc chơi càng lớn.
Một bài viết khác có tiêu đề “Trả tiền cho sex ở loài khỉ” trên tờ Animal Behaviour do Michael D. Gumert thuộc đại học Hiram thực hiện, đã đưa ra những kết quả nghiên cứu trong vòng 2 năm về một nhóm khỉ đuôi dài sinh sống gần khu du lịch sinh thái Rimba tại công viên quốc gia Tanjung Puting (Indonesia). Tiến sĩ Gumert đã xác định được rằng khỉ đực trả công cho bạn tình bằng một hành động mang đầy đủ ý nghĩa quan trọng và rất phổ biến ở loài linh trưởng: Chải lông. Ông nhận thấy, trong khi khỉ cái chải lông cho khỉ đực hoặc những con cái khác vì lý do xã hội nhằm xác nhận mối quan hệ của chúng hoặc để làm thân với con có ưu thế. Con mẹ chải lông cho con con để dỗ dành và giữ chúng sạch sẽ. Còn khi con đực dành thời gian để nhặt những con vật kí sinh trên người một con cái trưởng thành, nó mong muốn được trả công bằng sex hoặc ít nhất thì nó cũng được gần gũi với con cái. Tiến sĩ Gumert đã quan sát những lần con đực chải lông cho con cái, trong một cuộc phỏng vấn tại đại học công nghệ Nanyang (Singapore) ông cho biết: 89% trong số những lần quan sát “đều nhằm đến đối tượng là những con cái có khả năng giao phối” do đó con đực sẽ có cơ hội nhiều hơn.
(Ảnh: Nationalgeographic)Đặc biệt là những con đực thay đổi hành động chải lông của nó theo một phương thức kinh tế khác biệt, việc trả giá cao hơn hay thấp hơn phụ thuộc vào tính sẵn có cũng như chất lượng của sản phẩm và mức độ cạnh tranh của những người mua khác. Tiến sĩ Gumert cho biết: “Điều khiến tôi nghĩ hành động chải lông giống như một hình thức chi trả là việc quan sát thấy hành động đó biến đổi như thế nào trong những môi trường khác nhau. Khi có ít con cái, con đực sẽ chải lông lâu hơn. Khi có nhiều con cái, thời gian chải lông sẽ bị rút ngắn”. Con đực cũng chải lông cho những con cái giữ vị trí cao trong đàn lâu hơn đáng kể so với thời gian chúng dành cho những con cái có vị trí thấp.
Mặc dù hiện tượng “ngoại tình” rất phổ biến, các loài vật cũng đều thích thú, say mê khi có cơ hội, nhưng không một cá thể nào lại chấp nhận điều đó với bạn đời của mình. Con người cũng không phải là loài duy nhất cảm thấy bị xúc phạm khi bạn đời của mình có trót “lăng nhăng”. Phần lớn những con khỉ đầu chó cái cũng phải hy sinh nửa cái tai ở chỗ này, hay một miếng da ở chỗ kia khi đụng đầu con khỉ cái nhiều răng hơn, to lớn hơn và lại còn đang nổi cơn tam bành nữa. Đối với loài bọ hung, con đực và con cái sống chung với nhau để xây dựng gia đình, chúng thu nhặt phân và lăn những cục phân gom thành một khối lớn để con cái đẻ những quả trứng đã được thụ tinh của nó vào. Con đực có thể chớp cơ hội này mà tán tỉnh một hoặc hai con cái khác. Tuy nhiên làm thế có nghĩa là nó đang đùa với tính mạng của mình.
Trong một nghiên cứu với những con bọ hung đã có bạn đời, con bọ hung cái bị buộc bằng dây ở gần bạn đời của nó. Con đực nhanh chóng chớp cơ hội tiết pheromon mời gọi những con cái khác. Ngay sau khi được giải thoát khỏi sợi dây trói, con cái lao ngay vào con đực và đánh ngã nó không thương tiếc. Tiến sĩ Barash cho biết: “Ngay lập tức con cái lăn bạn đời của nó vào quả bóng phân, và thế cũng coi như một hình phạt thích đáng”.
Trong trường hợp những con kì giông lưng đỏ, cả con đực và con cái đều có khuynh hướng muốn kiểm soát bạn đời. Chúng sẵn sàng trừng phạt nếu nghi ngờ bạn đời mình lầm đường lạc lối. Hình phạt có thể là những hành động đe dọa như cắn vào miệng hoặc họng. Nhưng tàn nhẫn hơn cả là việc chấm dứt mối quan hệ. Hãy cảnh giác vì điều đó có thể xảy ra với chính bạn.
(Theo The New York Times)

Monday, February 27, 2017

RỐI LOẠN ĐA NHÂN CÁCH VÀ HÀNH VI PHẠM TỘI GIẾT NGƯỜI HÀNG LOẠT


William Stanley Milligan, tên thường gọi là Billy Milligan, sinh năm 1955, mắc hội chứng rối loạn đa nhân cách.

Năm 1975, Milligan bị bắt vì tội danh ăn cướp và hiếp dâm nhưng sau đó được ân xá năm 1977. Tháng 10/1977, Milligan lại bị bắt vì bắt cóc ba phụ nữ từ khuôn viên Đại học bang Ohio và hãm hiếp họ. Một trong những phụ nữ nói với điều tra viên rằng kẻ hiếp dâm nói giọng Đức, mặc dù Milligan sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Một người khác nói kẻ hiếp dâm có vẻ tốt bụng và nếu ở hoàn cảnh khác, cô có thể xem xét việc hẹn hò với anh ta, theo Columbus Dispatch.

Milligan bị cáo buộc bắt cóc, cướp có vũ khí và hiếp dâm. Trong quá trình chuẩn bị biện hộ, Milligan đã được kiểm tra tâm lý và bác sĩ kết luận Milligan bị rối loạn đa nhân cách. Họ phát hiện có 10 nhân cách thay nhau kiểm soát anh này, mỗi nhân cách đều có tên riêng. Milligan đã vẽ một số nhân cách trong các bức tranh.

10 nhân cách được phát hiện là:

1. Billy Milligan là nhân cách chính.

2. Arthur là một người Anh rất tinh tế và hiểu biết rộng. Anh ta là một chuyên gia về khoa học và y học, đặc biệt là về huyết học. Arthur thường kiểm soát cơ thể vào những lúc đòi hỏi tư duy trí tuệ.

3. Ragen Vadascovinich là "người giữ lòng hận thù". Ragen mô tả mình là người Nam Tư, có thể viết và nói tiếng Serbia. Ragen rất khỏe và thường kiểm soát cơ thể vào những lúc nguy hiểm. Anh ta thừa nhận đã đi ăn cướp nhưng không biết gì về các vụ hãm hiếp.

4. Allen là người chuyên lừa đảo và là nhân cách thường xuất hiện khi chủ thể nói chuyện với người khác. Anh ta thích chơi trống và vẽ chân dung. Allen là nhân cách duy nhất thuận tay phải và hút thuốc lá.

5. Tommy thường bị nhầm lẫn với Allen. Anh ta chơi saxophone, tenor và là một chuyên gia điện tử, đồng thời cũng là người chuyên vẽ tranh phong cảnh.

6. Danny rụt rè, sợ gặp mọi người, đặc biệt là nam giới. Danny chỉ vẽ tranh tĩnh vật và không bao giờ vẽ tranh phong cảnh.

7. David, 8 tuổi, là người giữ những nỗi đau đớn. Cậu bé này hấp thu những nỗi đau của các nhân cách khác.

8. Christene, 3 tuổi, mắc chứng khó đọc nhưng Arthur đã dạy cô bé đọc và viết. Ragen cũng có tình cảm đặc biệt với cô bé này.

9. Christopher là anh trai của Christene, biết thổi harmonica.

10. Adalana người đồng tính nữ chuyên nấu bếp, dọn dẹp nhà cửa và sáng tác thơ. Adalana thừa nhận mình là người hiếp dâm các cô gái, trong khi Milligan và các nhân cách khác không có chút ký ức gì về việc đó.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng Milligan mắc chứng rối loạn đa nhân cách do bị lạm dụng tình dục và tra tấn bởi cha dượng là Chalmer kể từ khi còn nhỏ. Chalmer phủ nhận tất cả những cáo buộc và không bị buộc tội.

yeu-rau-xanh-mang-trong-minh-24-nhan-cach-o-my
Billy Milligan (phải). Ảnh: Columbus Dispatch

Luật sư của Milligan đã biện hộ trước tòa rằng anh ta phạm tội khi đang mất trí. Họ nói rằng Billy Milligan thật "không có mặt" khi các vụ phạm tội xảy ra. Milligan đã "ngủ" phần lớn thời gian và các tội ác do hai nhân cách Ragen và Adalana gây ra. Milligan là người đầu tiên được trắng án với lý do rối loạn đa nhân cách.

Sau khi được trắng án, Milligan được đưa đi điều trị tâm thần. Các bác sĩ đã khám phá thêm 13 nhân cách khác. Đây là những nhân cách bị Ragen và Arthur đè nén, không cho phép kiểm soát cơ thể vì từng mắc lỗi hay khiến Milligan gặp rắc rối. Họ được gọi là "những nhân cách bị ghét bỏ".

11. Phil là một kẻ côn đồ nói giọng Brooklyn từng phạm một số tội nhỏ.

12. Kevin là người từng giúp lên kế hoạch cướp một cửa hàng thuốc.

13. Walter là người Australia có khả năng xác định phương hướng tuyệt vời nhưng bị Ragen và Arthur đè nén vì từng giết một con quạ.

14. April là người chỉ suy nghĩ về việc giết cha dượng. Cô này từng thuyết phục Ragen giết Chalmer nhưng Arthur đã ngăn cản việc đó.

15. Samuel là người Do Thái. Samuel không được phép kiểm soát cơ thể Milligan do đã đem bán một số bức tranh của nhân cách khác.

16. Mark là người chuyên lao động chân tay và khá tẻ nhạt, thường chỉ nhìn chằm chằm vào bức tường khi buồn chán.

17. Steve là người chuyên nhại người khác để diễn các trò hài hước nhưng việc đó lại khiến Milligan gặp nhiều rắc rối.

18. Lee là người hay chơi khăm và không quan tâm đến hậu quả hành động của mình.

19. Jason ban đầu là người chuyên giải tỏa áp lực cho "đại gia đình nhân cách" nhưng sau đó cũng gây ra quá nhiều rắc rối.

20. Bobby luôn mơ mộng được đi phiêu lưu hoặc giải quyết một số cuộc khủng hoảng toàn cầu nhưng lại không có chí tiến thủ.

21. Shawn, 4 tuổi, bị điếc.

22. Martin là người hợm hĩnh đến từ New York.

23. Timothy làm việc tại một cửa hàng bán hoa cho đến khi một người đàn ông đồng tính tán tỉnh anh ta. Kể từ sau đó, Timothy không được kiểm soát cơ thể.

Bác sĩ David Caul muốn điều trị cho Milligan bằng cách "hòa trộn" - kết hợp tất cả nhân cách thành một. Tuy nhiên, ông sau đó phát hiện ra bản thân Milligan đã có một nhân cách tổng hợp, gọi là "Người thầy".

"Người thầy" giúp các nhân khác tìm ra năng khiếu của mình và có ký ức về những việc các nhân cách khác làm nhưng lại không kiểm soát cơ thể. Caul phát hiện ra "Người thầy" trong một cuộc trò chuyện với Ragen.

Caul sau đó bật một đoạn ghi âm khi ông phỏng vấn nhân cách Ragen cho nhân cách chính Milligan nghe. Milligan nhận thức được rằng có những con người khác trong mình nhưng đó là lần đầu tiên anh ta thấy bằng chứng. Caul sau này đưa được"Người thầy" vào kiểm soát cơ thể Milligan vào tháng 5/1978. Đây là lần đầu tiên kể từ khi còn nhỏ Milligan cảm thấy mình là một con người thống nhất.


Năm 1988, các chuyên gia đồng ý rằng các nhân cách trong Milligan đã hợp nhất thành một và anh ta được xuất viện. Milligan sau đó sống cuộc sống lặng lẽ, tránh ánh mắt của công chúng, không liên lạc với người quen cũ. Milligan chết vì bệnh ung thư tại viện dưỡng lão ở Ohio năm 2014.

Rối loạn Đa Nhân Cách là gì? (tôi sẽ gọi tắt là Đa Nhân Cách)
Đa Nhân Cách không nằm trong tổ hợp những bệnh nhân cách như cái tên nó gọi, mà nó nằm trong tổ hợp các bệnh có liên quan đến chấn thương tâm lý như: Hậu Chấn Thương Tâm Lý Rối Loạn Căng Thẳng (PTSD), Rối Loạn Căng Thẳng Cấp Tính (ASD)…Đa Nhân Cách, PTSD và ASD có cùng một triệu chứng đó là sự tách rời nhận thức. Giống như PTSD là những người gặp chấn thương tâm lý quá nặng và sau đó đôi khi họ bị tách rời ra khỏi hiện thực họ đang sống, trải nghiệm cảm giác sống lại trong ký ức đáng sợ làm tổn thương tâm lý họ, Đa Nhân Cách cũng là sự tách rời ra khỏi hiện thực nhưng người mắc bệnh sẽ không nhớ gì và cũng không biết được là mình đã làm gì trong khoảng thời gian bị tách rời nhận thức ấy. Đa số sẽ cho rằng mình đang ngủ nhưng thực chất không phải. Và vì thế, từ DSM-IV, Đa Nhân Cách có tên gọi khác là Rối Loạn Tách Rời Nhận Thức (Dissociative Identity Disorder).

Một trong những đặc điểm chính của Đa Nhân Cách là người bị bệnh mất khả năng nhớ lại một số thông tin quan trọng về mình, những sự kiện lớn mà không thể giải thích được bằng từ “quên” bình thường. Nói đơn giản một chút, sẽ có những khoảng thời gian trống trong ký ức mà người bệnh không tài nào nhớ nổi. Có những chuyện quan trọng đã xảy ra trong quá khứ nhưng người bệnh không hề có một chút ý thức gì về nó cả, người bệnh không hề có một ý cảm giác hay ý thức gì về những nhân cách còn lại của mình. Sự rối loạn này phải không xuất phát từ thuốc, chất kích thích hay bất kỳ tình huống y khoa nào để được coi là Rối loạn đa nhân cách. Ví dụ như trường hợp của bệnh nhân dưới đây.

Mary Kendall là một nhân viên xã hội, cô năm nay 35t. Cô vốn được cho là một người rất tháo vát trong công việc của mình, nhưng lại có một cuộc sống riêng khá nhàm chán. Cô đã từng kết hôn một lần rồi li di vào 10 năm trước và chẳng hề có ý định kết hôn lại. Đa số khoảng thời gian rảnh rồi, cô đều tham gia tình nguyện ở mấy nhà tế bần chuyên giúp đỡ người nghèo. Trong lúc được chuẩn đoán tâm lý, cô kể lại một vài sự kiện lạ mà cô không thể nào giải thích nổi. Lúc Mary xong việc về nhà, bình gas của cô gần đầy, nhưng đến khi cô khởi động xe để đi làm vào sáng hôm sau, nó đã vơi đi quá nửa. Cô bắt đầu theo dõi chỉ số dặm mà cô đã chạy rồi phát hiện số xăng biến mất kia ứng với quãng đường 50-100 dặm trên đồng hồ. Có điều, cô không tài nào nhớ được mình đã đi đâu. Những câu hỏi đi sâu vào hơn nữa đã tiết lộ ra trong trí nhớ của cô có một lỗ hổng lớn về thời thơ ấu

Trong lúc được chữa trị bằng liệu pháp thôi miên, người chữa trị lại hỏi một lần nữa kí ức về khoảng thời gian mà cô không nhớ rõ. Bất chợt, có một giọng nói khác trả lời, “Đã đến lúc anh nên biết về tôi rồi đấy” . Nhân cách đó có cái tên chỉ khác đi một chút, Marian, kể và mô tả những chuyến đi đêm của cô đến những ngọn đồi gần đó hoặc bờ biển để “giải quyết vấn đề” . Trong khoảng thời gian này, người chữa trị đã có dịp tiếp xúc nhiều hơn với Marian, phát hiện ra cô thô lỗ và bất hợp tác còn Mary thì nhu nhược và biết quan tâm đến người khác. Marian nghĩ rằng Mary là kẻ yếu đuối và không biết cách làm bản thân vui vẻ, còn nói rằng “chỉ biết có người ngoài mà không biết lo cho bản thân mình chỉ phí thời gian thôi”

Thời gian trôi đi, thêm sáu nhân cách nữa bắt đầu hiện ra theo kiểu phụ thuộc/hung hăng. Áp lực và bất hòa căng thẳng nổi lên. Ai cũng muốn chiếm quyền điều khiển lâu hơn và Marian thì khơi dậy những tình huống hù dọa các nhân cách kia, bao gồm một nhân cách tự nhận cô chỉ là một đứa trẻ sáu tuổi. Khi người chữa trị đề nghị muốn bàn thảo vấn đề với một nhân cách khác thì cô bé không chịu, bảo rằng làm như thế sẽ xâm hại đến quyền riêng tư giữa bệnh nhân và bác sĩ.

Ký ức xuất hiện cùng với những nhân cách này là khoảng thời gian lúc còn nhỏ mà Mary không tài nào nhớ được. Mary nhớ về mẹ của cô như một người khắc khổ, chịu đựng những trận bạo hành, nhưng lại phụ thuộc vào người cha độc ác kia và bắt Mary phải nấu ăn và dọn dẹp từ khi còn rất nhỏ.

Chứng rối loạn đa nhân cách phản ánh sự thất bại trong việc thống nhất tất cả những khía cạnh của tính cách, trí nhớ và ý thức. Mỗi một trạng thái nhân cách có thể trải nghiệm từng khoảng ký ức nhất định và riêng biệt so với các nhân cách còn lại. Thường thì có một nhân cách chính mang tên thật ( tên được ba mẹ đặt và hiện diện trên giấy tờ hành chính) và nhân cách này luôn ở thế bị động, phụ thuộc, hay mang cảm giác tội lỗi và trầm uất. Những nhân cách còn lại có những tên riêng khác biệt và có tính cách trái ngược hẳn với nhân cách chính. Nếu như nhân cách chính ngoan hiền, vâng lời, thì các nhân cách còn lại thương là hung hăng và nổi loạn. Những nhân cách đặc biệt thường hiện ra trong một số tình huống nhất định và tuỳ theo độ tuổi, giới tính , ngôn ngữ, thường thức hoặc có những tác động chiếm ưu thế lên nhân cách chính. Những nhân cách xen kẽ kia chiếm quyền điều khiển liên tiếp nhau (nhân cách chính vừa mất quyền điều khiển là các nhân cách khác lần lượt nổi lên) , thường các nhân cách này không chấp nhận những kiến thức, sự hiểu biết của nhân cách kia, chỉ trích lẫn nhau hoặc xuất hiện cùng lúc. Giữa các nhân cách xen kẽ thì sẽ có một nhân cách mạnh hơn, nắm quyền lãnh đạo và phân phối thời gian cho những nhân cách còn lại.

Cá nhân người mang bệnh Rối loạn đa nhân cách này sẽ trải nghiệm những khoảng trống trong trí nhớ, về quá khứ lẫn hiện tại. Sự lãng quên này thường bất đối xứng. Nhân cách chính nào càng thụ động thì càng có ít ký ức về mình, và ngược lại, nhân cách nào càng hung hăng, chống đối , có ý điều khiển hoặc “bảo vệ” thì sẽ có nhiều ký ức hoàn chỉnh về mình. Những nhân cách khi không nắm quyền điều khiển vẫn có thể xâm nhập vào ý thức của nhân cách còn lại bằng việc tạo ra những thanh âm hoặc ảo giác ( ví dụ như ra lệnh ). Những bằng chứng về sự lãng quên và hiện diện của nhân cách khác thường được phát hiện bởi những người có dịp chứng kiến những hành vi mà thường nhân cách chính sẽ không bao giờ làm, hoặc được phát hiện ra bởi nhân cách chính ( tìm thấy những món đồ mà mình không thể nhớ là đã mua lúc nào) . Sự luân phiên thay đổi quyền điều khiển giữa các nhân cách thường xuất hiện dưới những áp lực về tâm lý. Và thời gian chuyển đổi giữa hai nhân cách chỉ xảy ra trong tích tắc. Những biểu hiện thường xuất hiện cùng với sự chuyển đổi nhân cách này thường là nháy mắt không ngừng, cơ mặt thay đổi , giọng nói khác hẳn . Số nhân cách thường ở trong khoảng từ hai cho đến mười.

2. Nguyên nhân gây ra Rối Loạn Đa Nhân Cách và cách chữa trị.
Cách đây hai năm tôi có nói trong bài viết cũ là chấn thương tâm lý gây ra Đa Nhân Cách. Thế nhưng những nghiên cứu mới đây về những hệ quả lâu dài của bạo hành trẻ em, người ta tìm rất ít bằng chứng về việc trẻ em bị bạo hành lớn lên sẽ bị rối loạn đa nhân cách. Vì những trường hợp về Đa Nhân Cách được nhiên cứu dưới dạng case study, tức là từng trường hợp riêng biệt, thế nên không thể tạo ra được kết luận dành chung cho tất cả bệnh nhân. Hơn nữa, những case studies này đa phần là dựa vào trí nhớ của người bệnh mà trí nhớ thì có thể lựa chọn, hoặc tái tạo lại bởi người bệnh cho phù hợp với những gì bác sĩ đoán.

Điều này nghĩa là sao? Có hai bộ phim nói về Đa Nhân Cách nổi tiếng là “Ba bộ mặt của Eve” (Three Faces of Eves) và Sybil. Ngay khi hai bộ phim này vừa ra đời thì tỷ lệ người mắc bệnh Đa Nhân Cách tăng vọt trong hai thập niên tiếp theo, trong khi trước đó chỉ có khoảng 200 trường hợp bệnh được ghi lại trên toàn thế giới trong các nghiên cứu từ trước cho tới năm 1980. Có một trường hợp bệnh nhân nghe y tá nói rằng bác sĩ nghi ngờ bà ta có thể mắc chứng Đa Nhân Cách, thế là bà thay đổi triệu chứng của mình sao cho giống với triệu chứng của những người mắc Đa Nhân Cách. Thậm chí, bà còn tự tao ra một nhân cách khác và đặt tên cho nó. Nhưng bà không trải nghiệm sự đứt đoạn trong ký ức. Trí nhớ của bà vẫn hoàn chỉnh và không hề có dấu hiệu bất thường nào.

Vì những lý do trên mà bệnh rối loạn đa nhân cách vẫn còn nằm trong vòng tranh cãi. Nhiều chuyên gia cho rằng bệnh này không có thật khi có rất ít bằng chứng về nguyên nhân gây ra Đa Nhân Cách. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng chấn thương tâm lý dù ít dù nhiều vẫn có ảnh hưởng lên đến tâm lý và nhân cách người bệnh.

Hiện nay không có thuốc nào chữa trị bệnh Đa Nhân Cách vì người ta tìm ra rất ít những bằng chứng có liên quan đến sinh lý. Mục tiêu chính của việc chữa trị là kết nối và thống nhất các nhân cách lại với nhau thông qua thôi miên và phân tâm học. Sau bốn năm điều trị thì nhân vật Mary trong case bệnh tôi nói trên đã dung nhập được hai nhân cách lại làm một. Tuy vẫn còn sự đề phòng và đấu đá giữa các nhân cách nhưng sự dung nhập này khiến Mary phần nào dễ dàng hơn trong việc quản lý các nhân cách còn lại.

3. Liệu người mắc Đa Nhân Cách có phạm tội và giết người hàng loạt như phim ảnh và tiểu thuyết mô tả hay không?
Hoàn toàn không. Một số bộ phim lẫn lộn triệu chứng giữa hai bệnh Tâm thần phân liệt hoang tưởng và Đa Nhân Cách. Triệu chứng Tâm thần phân liệt hoang tưởng là thường nghe thấy một giọng nói khác trong đầu mình mang đầy vẻ tiêu cực, công kích và nghi ngờ kẻ khác, cho rằng tất cả mọi người đều mang ý xấu. Nó khiến cho bệnh nhân làm ra hành vi tổn thương người khác như đánh nhau, chửi bới, hoặc thậm chí giết người. Vì người bệnh Tâm thần phân liệt nghe tiếng nói khác vang lên trong đầu, họ nghĩ rằng mình có một nhân cách khác mà không biết rằng tiếng nói ấy chỉ là ảo tưởng, có thể là hệ quả của sự rối loạn nội tiết tố, hoặc rối loạn thần kinh. Vì sự hiểu làm này mà nhiều năm về trước, bệnh Đa Nhân Cách từng được cho là một dạng khác của bệnh Tâm Thần Phân Liệt nhưng thực tế hai bệnh này hoàn toàn khác nhau. Thế cho nên Đa Nhân Cách đã được dời ra khỏi mục Tâm thần phân liệt và được xếp vào Rối loạn tách rời nhận thức. Người mắc bệnh rối loạn Đa Nhân Cách hầu như không hề biết được sự tồn tại của các nhân cách khác cho đến khi họ đi khám và được nhân viên trị liệu cho biết. Hơn nữa, chưa có trường hợp bệnh nhân Đa Nhân Cách nào giết người vì căn bản sự hình thành của các nhân cách này là để bảo vệ chứ không phải gây tổn hại. Đó là một kiểu trốn chạy khỏi hiện thực của nhân cách chính.

4. Tỷ lệ người mắc Đa Nhân Cách là nhiều hay ít?
Rất hiếm, cực kỳ hiếm. Người thực sự mắc bệnh Đa Nhân Cách không nhiều. Thế nên nhiều nhà nghiên cứu mới tranh luận rằng Đa Nhân Cách không thật sự tồn lại mà nó giống như là sự nhập vai (role enactment) thì hơn. Lý do những nhà nghiên cứu này đưa ra là tỷ lệ mắc bệnh Đa Nhân Cách giảm mạnh khoảng giữa những năm 1990 (sau khi bộ phim Sybil ra đời một khoảng thời gian). Và bệnh Đa Nhân Cách chỉ được chẩn đoán ở Mỹ và Canada, còn những nước khác trên thế giới thì rất hiếm. Điển hình là chỉ có 1 trường hợp ở Anh được ghi nhận trong 25 năm trở lại.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bệnh Đa Nhân Cách không thực sự tồn tại mà đó là sự ảnh hưởng của nhà tâm lý trị liệu lên người bệnh. Martin Orne, nhà tâm lý học trị liệu và thôi miên nổi tiếng trên toàn thế giới đã thử “bẫy” Kenneth Bianchi hay còn gọi là “Kẻ thắt cổ vùng Hillside” (Hillside Strangler). Hắn đã siết cổ và giết chết 27 cô gái. Khi đưa ra tòa, các bằng chứng đều chỉ tội hắn nhưng hắn lại bảo mình có những lúc không nhớ gì và có khoảng trống trong ký ức về những đêm mà hắn phạm tội. Vì thế bên công tố đã chỉ định một nhà sức khỏe tâm lý khám cho hắn. Khi viên tâm lý này khám cho hắn ta thì nói “Tôi đã nói chuyện với Ken rồi, nhưng tôi nghĩ có một phần khác của Ken (gọi tắt của Kenneth) mà tôi chưa nói chuyện cùng.” Thế là Bianchi bảo rằng mình không phải là Kenneth mà là Steve, và Steve thì ghét Ken, và Steve chính là người giết 27 cô gái kia.

Có rất nhiều chuyên gia tranh cãi rằng triệu chứng Đa Nhân Cách của hắn không có thật. Orne đã kiểm tra bằng cách giả vờ gợi lên một triệu chứng mới cho Bianchi. Ông nói với hắn ta rằng, “Nếu cậu bị mắc Đa Nhân Cách thật thì cậu nên có một nhân cách thứ ba.” Vì khi được khám bởi nhà sức khỏe tâm lý thì Bianchi chỉ có nhân cách thứ hai tên là Steve. Nếu hắn ta thực sự đang giả bệnh thì hắn sẽ tự tạo cho mình một nhân cách thứ ba. Tất nhiên, nhân cách thứ ba, Billy, xuất hiện khi Bianchi bị “thôi miên.” Khi bị thôi miên, hắn ta làm theo sự gợi ý của Orne là hãy tưởng tượng vị luật sư của hắn đang ở trong phòng. Bianchi còn thực sự bắt tay với vị luật sư tưởng tượng đó, một hành vi cực kỳ không bình thường với những người bị thôi miên. Và tất nhiên. Và thế là Orne kết luận rằng Bianchi không mắc chứng Đa Nhân Cách mà hắn mắc chứng Rối loạn nhân cách phản xã hội. Bạn nào theo dõi page thường xuyên sẽ biết bệnh này có triệu chứng là người mắc bệnh hay giả dối, xâm phạm lợi ích người khác để trục lợi cho bản thân… Lý do “bị điên” của Bianchi bị từ chối và hắn bị kết tội giết người.

Từ câu chuyện phía trên chúng ta có thể thấy rằng chuyên viên chữa trị có thể tác động lên bệnh nhân bằng những câu hỏi “dẫn đường” sai lầm như thế nào. Có nhiều trường hợp bệnh nhân không thực sự mắc Đa Nhân Cách, nhưng bởi vì họ muốn đáp lại sự kỳ vọng của chuyên viên chữa trị mà tự bắt buộc bản thân thể hiện những triệu chứng giống Đa Nhân Cách mà tôi đã đưa ra ví dụ trong câu hỏi số 2.

5. Có hay không chuyện các nhân cách trò chuyện với nhau?
Có thể có sự giao lưu giữa các nhân cách phụ, nhưng hầu như không có sự liên lạc giữa nhân cách phụ và nhân cách chính trước khi được chữa trị. Như tôi đã nói rất nhiều lần là bệnh nhân không hề biết đến sự tồn tại của các nhân cách khác và chỉ thực sự “liên lạc” khi đến khám tại các chuyên gia tâm lý và được họ cho biết. Thế nên việc bỗng dưng nghe được giọng nói, tự trò chuyện trong đầu xảy ra trước khi người bệnh gặp chuyên viên tâm lý và chẩn đoán thì nó giống như triệu chứng bệnh Tâm thần phân liệt hơn.

6. Nhân cách có giống Tính cách hay không?
Tính tình tôi thay đổi thất thường, có khi tôi rất vui vẻ và hòa nhã, có khi tôi cáu gắt và nóng nảy. Liệu tôi có mắc Đa Nhân Cách?

Nếu bạn đọc bài này của tôi từ đầu đến đây thì bạn sẽ có câu trả lời cho câu hỏi này. Nhân cách khác hẳn tính cách. Tính cách là tổ hợp những đặc điểm về tâm lý và các cơ chế giải đáp thông tin của một cá nhân được sắp xếp có tổ chức và tồn tại một khoảng thời gian, gây ảnh hưởng đển sự giao thoa giữa người ấy và sự thích nghi với tâm lý bên trong, sinh lý và xã hội. Còn nhân cách là sự nhận định của một người về bản thân mình và những cá nhân khác trong cùng một hội nhóm mà người đó thuộc về. Ví dụ như trong trường hợp trên, Mary là một nhân cách chính với tính cách thụ động, hiền hòa, còn Marian là nhân cách thứ hai với tính cách gắt gỏng, nóng nảy và dữ dằn.

Tính thay đổi thất thường không phải là triệu chứng của bệnh Đa Nhân Cách. Trong tâm lý tính cách con người mà tôi đang học có một định nghĩa gọi là tính cách xã hội (Social Personality) nghĩa là trong từng môi trường nhất định, bạn có những biểu hiện, hành vi, suy nghĩ khác nhau để cho phù hợp với môi trường đó. Ví dụ như bạn không thể dùng cách suy nghĩ, hành xử khi bạn ở trước mặt bạn bè với cha mẹ hay anh chị bạn. Môi trường khác nhau ảnh hưởng đến con người khác nhau. Nó giống như là kiểu nhập vai mà tôi nói ở phía trên. Bạn vẫn là bạn, bạn chỉ đang thích nghi với từng môi trường khác nhau chứ không phải là bạn có nhiều nhân cách khác nhau. Phải nói là bạn có nhiều tính cách khác nhau tùy vào môi trường mà bạn sinh hoạt và làm việc nhưng bạn chỉ có một nhân cách mà thôi.
(Sưu tầm và biên tập)
Nguồn:
http://tamlyhoctoipham.com/roi-loan-da-nhan-cach-chinh-sua-va-viet-lai-theo-dsm-5
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/yeu-rau-xanh-mang-trong-minh-24-nhan-cach-o-my-3544405.html

Saturday, January 14, 2017

10 Kỹ Năng Sinh Tồn Có Thể Cứu Sống Bạn Lúc Nguy Cấp


Sau đây là 10 kỹ năng sinh tồn bạn nên thuộc nằm lòng, chúng có thể cứu mạng sống của bạn lúc nguy cấp. Tai họa không bao giờ báo trước, đút túi vài quy tắc sau lúc hiểm nguy sẽ rất hữu ích cho bạn.


 10 kỹ năng sinh tồn có thể cứu mạng bạn


1. Đi tắm biển mà bị sóng cuốn ra xa, hãy bình tĩnh định hướng và bơi song song với bờ biển một lúc sau bạn sẽ thoát khỏi chúng.



2. Lúc gặp nạn, cần sự giúp đỡ đừng hô hoán chung chung: Ai cứu tôi với, hãy gọi kèm theo đặc điểm nhận dạng. Ví dụ: “Anh áo đỏ ơi giúp em với!”


3. Nằm lòng quy tắc số 3:
  • Người bình thường chưa qua luyện tập, chỉ có thể thiếu không khí tối đa 3 phút 
  • Dưới điều kiện khác nghiệt không có bảo hộ, chỉ sống sót tối đa 3 giờ 
  • Chỉ có thể nhịn khát tối đa 3 ngày 
  • Chỉ có thể nhịn ăn tối đa 3 tuần 


4. Hầu hết các điện thoại đều có thể gọi số khẩn cấp ngay cả khi không có sim


5. Nếu mắc kẹt ở nước ngoài hãy gọi 911 hoặc 112


6. Khi chụp hình có đèn flash bị hiện tượng mắt đỏ ở cả 2 mắt là bình thường, nhưng nếu 1 mắt đỏ, 1 mắt màu khác, là dấu hiệu ung thư mắt. Nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Phát hiện ưng thư mắt khi chụp ảnh có đèn flash

7. Nếu bị kẹt trong một ngôi nhà bị cháy, hãy tìm cách di chuyển càng sát mặt đất càng tốt. (Có thể bò hoặc trườn) Hơi nóng có xu hướng bốc lên cao còn không khí thì tích tụ sát mặt đất


cách di chuyển 

8. Đàn ông có thể dùng que thử thai để kiểm tra nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn. Nếu bạn đi tiểu lên đó và que báo “hai vạch”, bạn thực sự phải đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức!



9. Mẹo lọc nước bẩn: Hãy cho nước bẩn vào một cái bình và để cao hơn bình đựng nước sạch. Dùng một miếng khắn giấy cuộn lại và để 2 đầu vào 2 bình sao cho chúng chạm đáy. Nước sẽ ngấm vào khăn giấy và chảy sang bên bình kia, để lại cặn bẩn.


Cách lọc nước bẩn

10. Xác định phương hướng khi bị lạc bằng lá cây: Dùng một cây kim hoặc một vật dụng nào đó tương tự, cọ xát 1 đầu vào quần áo, việc này sẽ biến chiếc kim thành một cục nam châm. Bây giờ đặt một chiếc lá vào vũng nước và đặt chiếc kim lên trên cái lá đó. Đầu bị cọ xát chỉ về hướng nào thì hướng đó là hướng Bắc.


Tạo la bàn xác định phương hướng bằng lá cây và thanh kim loại