Friday, October 14, 2016

Con người là loài động vật ăn thịt, ăn cỏ hay ăn tạp?


Điều gì quy định một loài động vật sẽ ăn cỏ hay ăn thịt? Loài ăn thịt có ăn cỏ được không?

Động vật ăn cỏ hay ăn thịt là do một loại men trong dạ dày quy định, có khoảng 20 loại men khác nhau. Trong hệ tiêu hóa của hổ, báo hay những loài chuyên ăn thịt có loại men proteinara và lipidara giúp thúc đẩy mạnh sự tiêu hóa của protein và mỡ trong thức ăn.


Thế nhưng, hệ tiêu hóa của chúng lại không có men xenluloara để tiêu hóa xenlulo thực vật. Bởi thế mà chúng chỉ ăn thịt chứ không ăn cỏ. Còn với động vật chỉ ăn cỏ thì ngược lại, hệ tiêu hóa của chúng chỉ có men xenluloara mà không có hai loại men kia dẫn đến việc chúng chỉ ăn cỏ mà không ăn thịt.

Con người ăn được cả thịt và thực vật, vậy con người thuộc động vật ăn cỏ hay ăn thịt?


Những nghiên cứu chứng minh là trên phương diện giải phẫu học và sinh lý học, con người khác với động vật ăn thịt. Thí dụ dạ dày người và động vật ăn cỏ thì dài và chứa ít muối acid và pepsin còn động vật ăn thịt thì bao tử hình cái túi và chứa 10 lần muối acid cho phép tiêu hóa xương và cơ thịt súc vật. Ruột của người và loài ăn cỏ thì rất dài và có diện tích rất lớn trong lúc ruột loài ăn thịt thì ngắn và láng để cho thịt thối rữa thoát ra ngoài nhanh chóng. Ngoài ra trong khi hấp thụ thịt, những độc tố trong quá trình thối rữa, sẽ có nguy cơ làm hại thận và gây ra chứng bệnh thống phong (goutte), bệnh viêm khớp (arthrite), thấp khớp (rhumatise) hay ung thư (cancer). Nhà nghiên cứu người Thụy Ðiển Karl von Linne nói về chủ đề này


1) Khác biệt giữa động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt


Cấu trúc của bên ngoài và bên trong


Bảng so sánh giữa động vật ăn thịt, ăn cỏ và người


2) Thiên nhiên đã chỉ định cho chúng ta ăn gì?


Những cuộc nghiên cứu gần đây của các khoa học gia đã chứng minh rằng trên phương diện sinh lý, con người khác với vật ăn thịt. Thí dụ ăn rau đậu giúp ích cho cơ thể của con người, làm cho có thêm sức khỏe và sống lâu hơn. Các cuộc thí nghiệm dựa vào hai yếu tố: cấu trúc của cơ thể con người theo giải phẫu học và thứ hai và tiến trình tiêu hóa của rau và thịt trong cơ thể của con người.


a) Bàn tay và răng của loài người.


Răng của loài người được cấu tạo môt cách đặc biệt giống như răng của các loài động vật ăn thảo mộc, dùng để nghiền và nhai nát các thức ăn. Loài người và loài động vật ăn thảo mộc không có răng cửa và răng nanh bén nhọn và đủ sức mạnh như loài động vật ăn thịt, nhưng có răng hàm và xương quai hàm để nhai theo cử động chiều ngang và qua lại.


Ðộng vật ăn thịt có răng nanh rất bén nhưng không có răng hàm và xương quai hàm. Do đó khi ăn thịt, chúng chỉ xé và nuốt trọng luôn chớ không nhai.


Bàn tay của loài người không có móng vuốt sắc bén nên chỉ dùng để hái trái, trong khi loài động vật ăn thịt có móng vuốt rất bén và rất mạnh để vồ mồi và xé thịt.


b) Sự tiêu hóa


Trong bao tử của loài động vật ăn thịt, dịch tiêu hóa chứa đến 10 lần lượng acid clohydric nhiều hơn ở trong bao tử của loài động vật ăn rau quả và loài người. Sự khác biệt chủ yếu trong bộ phận tiêu hóa của loài động vật ăn rau quả và loài người với loài động vật ăn thịt là đường ruột, nơi thức ăn được tiêu hóa để biến thành dưỡng chất rồi được hấp thụ vào máu. Sau khi màng ruột đã tinh lọc lấy chất dinh dưỡng rồi, chất cặn bã còn lại sẽ tích lũy lâu trong cơ thể và sẽ sinh ra nhiều độc tố, nguyên nhân và mầm móng gây ra các bệnh tật nguy hiểm. Để giúp loài thú có thói quen ăn thịt ít bị các chứng bịnh hiểm nghèo, đường tiêu hóa của chúng chỉ dài gấp 3 lần chiều dài của cơ thể. Trong khi đó đường tiêu hóa của loài người và loài động vật ăn rau quả thì dài gấp 6 lần chiều dài của thân thể. Vì thế chất cặn bã ở trong ruột của loài thú ăn thịt sẽ được bài tiết ra ngoài nhanh chóng hơn, khỏi bị nhiễm trùng vi sự thối rã của thức ăn. Trong khi đó chúng sẽ ở lại trong ruột của loài người và loài động vật ăn cây cỏ lâu hơn, sanh ra độc tố nhiều hơn.

Theo nguyên tắc, con người hoàn toàn có thể ăn được cỏ; nó không độc và nhai được. Mặc dù là một nguồn thực phẩm dồi dào. Tuy nhiên,con người vẫn không thể xơi món thực vật này.

Có 2 nguyên nhân chính cho vấn đề đó. Đầu tiên là dạ dày con người rất khó tiêu hoá lá cây và cỏ sống do không có enzim giúp phân hủy xenlulozo. Trong khi đó, những động vật như bò có một dạ dày chuyên biệt có 4 ngăn để giúp chúng tiêu hoá cỏ, diễn ra trong một quá trình gọi là nhai lại và có men xenluloara để tiêu hóa xenlulo thực vật.


Bên cạnh khó khăn trong việc tiêu hoá, cỏ còn gây hại cho răng người. Cỏ chứa rất nhiều silic đioxyt, một chất bào mòn có thể làm răng bạn bị hư hỏng nhanh chóng. Những động vật ăn cỏ có hàm răng mọc liên tục để thay thế những chiếc răng bị bào mòn.

Con người không thể hấp thụ chất xơ thực vật nhưng đối với các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau, củ, quả, các loại hạt,... cung cấp cho con người các chất chống oxy hóa, vitamin, chất khoáng.

Các thực phẩm nguồn gốc thực vật không có các vitamin quan trọng như vitamin A, D, B12 và các chất khoáng dễ đồng hóa, dễ hấp thu như canxi của sữa, sắt - thường chỉ có trong thức ăn động vật... Vì thế, tình trạng thiếu vitamin B12, khô mắt, thiếu máu hay gặp ở những người ăn thức ăn thực vật là chủ yếu hoặc ở những người ăn chay.

Có thể nói con người là loài động vật ăn tạp, có nghĩa vừa có thể ăn thịt vừa có thể ăn thực vật.

Từ góc độ giải phẩu học thì cơ thể con người phù hợp với cấu trúc của động vật ăn thực vật, nhưng hiện tại, con người vừa có thể ăn thực vật vừa có thể ăn động vật. Điều này cho thấy con người đã chuyển hướng từ động vật ăn thực vật sang động vật ăn tạp. Còn lý do tại sao họ lại chuyển đổi chế độ ăn uống thì có lẽ nên đọc các nguyên cứu khác. Quá trình chuyển đổi này có dừng lại ở đây hay chuyển hẳn sang chuyên biệt một loại thì còn phụ thuộc vào nhận thức của nhân loại hiện tại.

Hiện nay loài người hiện đại vẫn ăn thức ăn từ thực vật là chính. Những nước nghèo ở Trung Phi còn đang thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng cả về thức ăn thực vật lẩn động vật.Trong khi đó những khu vực đã và đang phát triển lạm dụng thức ăn từ động vật đến mức quá cao như các khu vực Bắc Phi, Nam Phi, Châu Mỹ, Châu Âu, Đông Á và Châu Đại Dương.

Quá trình chuyển đổi có lẽ vẫn đang tiến triển vì loài người đang chạm ngưỡng phá vỡ sự cân bằng của tự nhiên.

(Biên tập và chỉnh sửa)
Nguồn: http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=5722

3 comments: